các trang cá cược bóng đá - bet365 es

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chương trình đào tạo cao đẳng Công nghệ thông tin

Tên ngành, nghề: Công nghệ thông tin

Mã ngành, nghề: 6480201

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương

Thời gian đào tạo: 02 năm

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

   Chương trình đào tạo cao đẳng công nghệ thông tin bao gồm những môn học giúp cho người học có được những kiến thức và kỹ năng cơ bản trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, cụ thể gồm những kiến thức kỹ năng về ứng dụng Công nghệ thông tin trong các công việc văn phòng, lắp ráp, sửa chữa, bảo trì hệ thông máy tính, mạng máy tính, xử lý dữ liệu, duy trì và phát triển hệ thống phần mềm, tư vấn công nghệ.

   Người học được trang bị những phẩm chất của người sử dụng, ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin, được rèn luyện tinh thần và ý chí của người công dân xã hội chủ nghĩa, được trang bị những kiến thức và kỹ năng đầy đủ, phong phú và phù hợp để có thể đáp ứng các yêu cầu sử dụng lao động của xã hội, có khả năng học tiếp và tự học để phát triển, có cơ hội làm việc tại các môi trường chuyên nghiệp hoặc có đủ điều kiện để tự tạo việc làm cho bản thân.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

  • Kiến thức:

+ Được trang bị đủ kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành về công nghệ thông tin.

+ Đọc hiểu các tài liệu chuyên môn cần thiết bằng tiếng Anh;

+ Mô tả hiện trạng hệ thống thông tin quản lý của một số loại hình doanh nghiệp;

+ Đánh giá ưu nhược điểm về thực trạng ứng dụng phần mềm của doanh nghiệp;

+ Đề xuất những giải pháp ứng dụng phần mềm cụ thể để mang lại hiệu quả cao trong hoạt động doanh nghiệp;

+ Biết hoạch định và lập kế hoạch triển khai ứng dụng phần mềm;

+ Thiết kế và quản trị cơ sở dữ liệu phục vụ nhu cầu hoạt động của một số loại hình doanh nghiệp;

+ Xây dựng các sản phẩm phần mềm ứng dụng hỗ trợ các hoạt động của một số loại hình doanh nghiệp.

+ Đảm bảo tính liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp, giữa các loại hình cùng bậc học và tạo điều kiện liên thông với bậc Đại học.

  • Kỹ năng:

Nắm vững các kiến thức, kỹ thuật, công nghệ cơ bản của lĩnh vực công nghệ công tin, có khả năng phân tích, thiết kế cơ sở dữ liệu ở qui mô nhỏ, có khả năng nghiên cứu, phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tế, có khả năng cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, phù hợp với yêu cầu công việc.

+ Chỉ huy nhóm kỹ thuật viên tin học;

+ Kèm cặp và hướng dẫn kỹ thuật viên bậc thấp;

+ Kiểm tra và giám sát việc thực hiện công việc của người có trình độ trung cấp nghề;

+ Đọc hiểu các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh;

+ Cài đặt - bảo trì máy tính;

+ Sử dụng thành thạo máy tính trong công việc văn phòng;

+ Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet phục vụ cho chuyên môn và quản lý doanh nghiệp;

+ Phối hợp với các chuyên gia phần mềm để khảo sát, thiết kế hệ thống phần mềm phục vụ hoạt động doanh nghiệp;

+ Tham gia quản lý dự án phát triển phần mềm cho doanh nghiệp;

+ Xử lý các sự cố khi vận hành các phần mềm ứng dụng;

+ Vận hành quy trình an toàn - bảo mật dữ liệu trong hệ thống, sao lưu - phục hồi dữ liệu;

+ Thiết kế và quản trị website phục vụ quảng bá, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

+ Thiết kế, chỉnh sửa ảnh và các chương trình đa phương tiện phục vụ hoạt động doanh nghiệp;

+ Lập kế hoạch kiểm tra - bảo trì - nâng cấp các phần mềm trong hệ thống một cách độc lập.

  • Phẩm chất:

Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp, có tư duy khoa học, năng động sáng tạo, có ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ làm việc trong các Công ty máy tính (phần mềm, phần cứng) và dịch vụ tin học; Các văn phòng, phòng máy, các vị trí xử lý dữ liệu, quản trị hệ thống của các công ty, xí nghiệp sản xuất - dịch vụ, các cơ quan, trường học,... Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp có thể học liên thông lên các bậc học cao hơn để nâng cao trình độ nghề nghiệp.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

- Số lượng môn học, mô đun: 27

- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 74 tín chỉ

- Khối lượng các môn học chung/đại cương: 375 giờ

- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1305 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 400 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 848 giờ

3. Nội dung chương trình:

MH/

Tên môn học/mô đun

S

Tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý 

thuyết

Thực hành/ thực tập/

thí nghim/

bài tập/

thảo lun

Thi/

Kiểm tra

I.     

Các môn học chung

20

375

199

153

23

MH01

Chính trị

5

90

60

24

6

MH02

Pháp luật

2

30

22

6

2

MH03

Giáo dục thể chất

2

60

4

52

4

MH04

Giáo dục Quốc phòng- An ninh

5

75

58

13

4

MH05

Tin học

2

45

15

28

2

MH06

Ngoại ngữ (Anh văn)

4

75

40

30

5

II.  

Các môn học, mô đun chuyên môn

54

1295

400

838

57

II.1

Môn học, mô đun cơ sở

18

330

170

140

20

MH07

Toán rời rạc

2

30

20

8

2

MH08

Cấu trúc máy tính

3

60

30

26

4

MH09

Mạng máy tính

2

45

15

28

2

MH10

Lập trình cơ bản

3

60

30

26

4

MH11

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

2

30

20

8

2

MH12

Cơ sở dữ liệu

2

30

20

8

2

MH13

Lắp ráp và bảo trì máy tính

2

45

15

28

2

MH14

Kỹ năng làm việc nhóm

2

30

20

8

2

II.2

Môn học, mô đun chuyên môn

17

355

155

183

17

MH15

Tiếng Anh chuyên ngành

2

45

15

25

5

MĐ16

Hệ điều hành Windows Server

2

45

15

28

2

MĐ17

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access

3

60

30

28

2

MĐ18

Quản trị cơ sở dữ liệu với SQL Server

2

40

20

18

2

MH19

Lập trình Windows

3

60

30

28

2

MĐ20

Thiết kế website

3

60

30

28

2

MH21

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin

2

45

15

28

2

MĐ22

Thực tập tốt nghiệp

9

385

0

375

10

II.3

Môn học, mô đun tự chọn (chọn 5 trong số 7 môn học)

10

225

75

140

10

MĐ23

Thiết kế hoạt hình với Flash

2

45

15

28

2

MĐ24

Đồ họa ứng dụng

2

45

15

28

2

MĐ25

Quản trị mạng

2

45

15

28

2

MH26

Lập trình cho thiết bị di động

2

45

15

28

2

MĐ27

Thiết kế, xây dựng mạng LAN

2

45

15

28

2

MH28

An toàn và bảo mật thông tin

2

45

15

28

2

MH29

Nhập môn trí tuệ nhân tạo

2

45

15

28

2

 

Tổng cộng

74

1690

599

1011

80

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.

4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp, nhà trường có thể bố trí cho sinh viên tham quan, học tập tạo một số công ty các cơ sở sản xuất kinh doanh;

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, Văn hóa, Cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

 Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

 Văn hoá, văn nghệ:

 Qua các phương tiện thông tin đại chúng; Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

 Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:

4.3.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 10%

Tập trung, nghiêm túc, có ý thức xây dựng bài học, có ý thức bảo vệ tài sản phương tiện học tập, giữ gìn vệ sinh phòng thực hành, tích cực rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính.

4.3.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: 20%

(Gồm 2 bài kiểm tra, bài 1 hệ số 1, bài 2 hệ số 2)

- Hình thức: Thi viết, trắc nghiệm hoặc thực hành tùy theo từng môn học.

- Thời gian: Tuần thứ 9 và tuần thứ 14.

4.3.3. Thi cuối kỳ: 70%

- Hình thức thi: Thi viết, trắc nghiệm hoặc thực hành tùy theo từng môn học.

- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15.

- Thi lần 2: Sau tuần thứ 20.

4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:


Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút (thi viết)

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề nghiệp

 

Viết, Trắc nghiệm

 Vấn đáp

 

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/sinh viên)

- Thực hành nghề nghiệp

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

4.5. Các chú ý khác (nếu có):

- Trên cơ sở số môn học, mô đun trong chương trình đào tạo các cơ sở dạy nghề xây dựng kế hoạch đào tạo của khóa học, tiến độ năm học và triển khai tiến độ thực hiện hàng tuần, hàng tháng đảm bảo mục tiêu, nội dung chương trình được phê duyệt;

- Khi thực hiện các bài giảng cần phải tuân thủ hình thức giảng dạy theo nội dung trong chương trình dạy nghề đã được phê duyệt./.

 


 

 

Thái Bình, ngày 12 tháng 6 năm 2017

KT. HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Đã ký

Vũ Thị Lan

 


Danh mục

bet365 es